Lớn lên ở Hà Lan, Joe Blommaert đã trải nghiệm trực tiếp những gì mà tư duy sáng tạo và kỹ thuật táo bạo có thể đạt được. Ông đã thấy cách các con đê và kênh rạch bảo vệ đất đai khỏi Biển Bắc: một chiến công không nhỏ so với thực tế là một phần ba đất nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển.

“Tôi yêu kỹ thuật,” Blommaert giải thích. “Bạn có thể giải quyết những thách thức lớn bằng cách kết hợp các nguyên tắc khoa học với tư duy vượt giới hạn.”

Và ngày nay, với tư cách là chủ tịch của nhóm kinh doanh Giải pháp Carbon Thấp của ExxonMobil, Blommaert vận dụng tư duy tương tự để giành được một chiến công lớn khác: giúp giải quyết những thách thức của biến đổi khí hậu bằng cách triển khai các công nghệ để thu hồi và lưu trữ lượng khí thải carbon dioxide (CO2) một cách an toàn.

Trọng tâm của nỗ lực này là hoạt động phối hợp nhằm mở rộng quy mô công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) trong hai ngành công nghiệp khó khử carbon là sản xuất công nghiệp nặng và phát điện. Khi cùng kết hợp lại, hai lĩnh vực này chiếm khoảng 70% lượng khí thải của thế giới và việc thu hồi lượng khí thải đó có thể giúp tiến xa trên lộ trình đáp ứng các mục tiêu khí hậu của thế giới được nêu trong Thỏa thuận Paris.

Thu hồi được lượng CO2 do con người tạo ra trên toàn thế giới nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác, ExxonMobil đã đạt được vị thế tốt nhất để phát triển và mở rộng quy mô triển khai các giải pháp CCS.

ExxonMobil cũng đang nghiên cứu một số công nghệ mới đầy hứa hẹn với các tổ chức khác, bao gồm công nghệ hút khí trực tiếp để loại bỏ khí thải ra khỏi không khí và pin nhiên liệu carbonat để thu hồi khí thải công nghiệp từ các luồng phát thải của các nhà máy điện hoặc cơ sở sản xuất.

Blommaert và nhóm của ông đang nghiên cứu để thương mại hóa và triển khai danh mục các công nghệ khử carbon mang tính đột phá này nhằm góp sức trong những nỗ lực giảm lượng khí thải công nghiệp. Đó là một công việc tỉ mỉ, tập trung vào công nghệ phức tạp ở quy mô lớn và liên quan đến một mạng lưới gồm ngày càng nhiều các bên liên quan. Tiến độ được đo bằng tháng và năm, thay vì ngày và tuần.

Đầu năm nay, nhóm kinh doanh Giải pháp Carbon Thấp cũng đã đề xuất hợp tác với các cơ quan chính phủ, học viện và ngành công nghiệp để phát triển một sáng kiến CCS dọc theo Kênh Tàu biển Houston.  Khi vận hành ở công suất tối đa, phương án này có thể thu hồi và lưu trữ vĩnh viễn khoảng 100 triệu tấn CO2 mỗi năm tính tới năm 2040.

Gần đây Blommaert đã dành một chút thời gian để trò truyện về nhóm kinh doanh Giải pháp Carbon Thấp và những gì ExxonMobil đang tiến hành nhằm giúp giảm lượng khí thải và thúc đẩy hoạt động khử carbon trên toàn thế giới.

Giảm lượng khí thải toàn cầu với các Giải pháp Carbon Thấp: Phỏng vấn Joe Blommaert

EnergyFactor (EF): Khi đề cập đến hoạt động cắt giảm khí thải, công ty hiện đang làm những gì?

Joe Blommaert (JB): Khá nhiều! Gần đây, chúng tôi đã ra mắt nhóm kinh doanh Giải pháp Carbon Thấp để đầu tư 3 tỷ đô la vào các giải pháp năng lượng phát thải thấp hơn trong bốn năm tới. Một trong những lĩnh vực trọng tâm ban đầu của chúng tôi là mở rộng quy mô công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon. Đây là một nỗ lực đầy tham vọng, nhưng là điều mà chúng tôi hiện đang ở vị thế hoàn toàn thích hợp để thực hiện với kinh nghiệm điều hành các dự án lớn. Nhờ các kỹ sư và nhà khoa học của mình, chúng tôi mở rộng các công nghệ mới hứa hẹn nhất để hỗ trợ các nhóm kinh doanh ở khâu thượng nguồn, hạ nguồn và hóa chất của chúng tôi. Nhóm kinh doanh Giải pháp Carbon Thấp sẽ tận dụng chuyên môn đó để mang lại những công nghệ mới về CCS tiềm năng nhất nhằm mở rộng quy mô.

EF: Công nghệ Thu hồi và Lưu trữ Carbon có thể phát huy hết tiềm năng của nó không?

JB: CCS hiện đang được triển khai. ExxonMobil là công ty đầu tiên thu hồi được hơn 120 triệu tấn CO2, tương đương với lượng khí thải hàng năm của hơn 25 triệu xe hơi. Và cho đến nay, chúng tôi đã thu hồi 40% tổng lượng CO2 được thu hồi có nguồn gốc từ hoạt động của con người. Chúng tôi hiện đang vận dụng chuyên môn đó để phát triển các công nghệ nhằm thu hồi CO2 từ các luồng phát thải do khí tựnhiên, nơi có nồng độ CO2 bị loãng hơn, khiến quá trình thu hồi trở nên khó khăn hơn nhiều.

Phần việc lưu trữ của chu trình công nghệ này cũng sẽ đòi hỏi phải đầu tư đáng kể, bao gồm lựa chọn các địa điểm có thể lưu trữ CO2 an ninh, an toàn và vĩnh viễn trong các kho lưu trữ dưới lòng đất. Tại ExxonMobil, sự hiểu biết sâu sắc của các kỹ sư và nhà khoa học của chúng tôi về địa chất và kỹ thuật mỏ giúp công ty xác định và lựa chọn một số địa điểm lưu trữ CO2 dài hạn tiềm năng nhất.

EF: Liệu thế giới có thể đáp ứng các mục tiêu khí hậu, bao gồm cả các mục tiêu đã đề ra trong Thỏa thuận Paris, mà không có công nghệ CCS hay không?

JB: Câu trả lời ngắn gọn là không. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết sẽ “hầu như không thể” đạt được mục tiêu có lượng khí thải bằng không mà không có CCS triển khai hoạt động ở quy mô lớn. Thực tế là, nhu cầu về năng lượng và sản phẩm giá cả phải chăng sẽ tiếp tục tăng khi dân số tăng lên và mức sống của nhiều người dân trên khắp thế giới được cải thiện. Và các lựa chọn thay thế có lượng phát thải thấp hơn như khí tự nhiên, kết hợp với CCS, nhiên liệu sinh học và hydro, sẽ giúp đáp ứng nhu cầu đó trong một thời gian khá dài. Cung cấp cho thế giới nguồn năng lượng và sản phẩm có giá cả phải chăng thiết yếu đồng thời chống lại tác động của biến đổi khí hậu đòi hỏi “một phương thức tiếp cận bao gồm tất cả những điều trên” trong đó có năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học phát thải thấp hơn và CCS.

EF: Ông vui lòng cho biết thêm về Khu Công nghệ mới CCS của Houston?

JB: Khu Công nghệ mới CCS là một quân át chủ bài đầy tiềm năng. Được triển khai dọc theo Kênh Tàu biển Houston, phương án này có thể cho phép thu hồi và lưu trữ vĩnh viễn 100 triệu tấn CO2 mỗi năm. Con số này cao gấp 4 lần so với những gì thế giới đang triển khai hiện nay. Để dễ hình dung hơn thì công nghệ này sẽ có tiềm năng thu hồi lượng CO2 nhiều như thể toàn bộ tiểu bang California được bao phủ bởi rừng. Khu vực này có thể thu được lượng khí thải CO2 từ các nhà máy hóa dầu, sản xuất và phát điện hoạt động trong và xung quanh kênh tàu biển, sau đó lưu trữ chúng một cách an toàn và vĩnh viễn trong các thành tạo địa chất dưới Vịnh Mexico. Khu Công nghệ mới CCS gói gọn tầm nhìn của chúng tôi trong việc phát triển các giải pháp có thể mở rộng quy mô nhằm giúp giảm lượng khí thải của thế giới. Mục tiêu này là rất tham vọng, linh động và đòi hỏi sự hợp tác với nhiều bên liên quan, bao gồm học viện, ngành công nghiệp và tất cả các cấp chính quyền.

EF: Tại sao Houston lại là địa điểm lý tưởng cho Khu Công nghệ mới CCS?

JB: Vị trí, vị trí, vị trí. Kênh này là một trong những hành lang công nghiệp quan trọng nhất thế giới có lượng khí thải từ nhiều nguồn sát nhau. Địa điểm này cũng gần với các thành tạo địa chất lớn ở Vịnh Mexico mà theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ có thể chứa 500 tỷ tấn CO2. Để dễ hình dung hơn thì con số này là hơn 130 năm tổng lượng khí thải trong lĩnh vực công nghiệp và phát điện của Mỹ có thể được lưu trữ vĩnh viễn ở sâu dưới Vịnh Mexico. Vì vậy, cũng giống như vùng tây nam Hoa Kỳ tắm đẫm ánh nắng là nơi lý tưởng để tạo ra năng lượng mặt trời và những vùng đồng bằng lộng gió của miền Trung Tây là nơi tuyệt vời cho điện gió, thì Bờ vịnh Hoa Kỳ và Houston là những nơi hoàn hảo để triển khai một trung tâm CCS công nghiệp quy mô lớn. Ngoài Houston, Khu Công nghệ mới CCS cũng có đóng vai trò là cơ sở để phát triển các trung tâm thu hồi carbon ở một số khu công nghiệp khác trên thế giới tại châu Á và châu Âu.

EF: Ngoài CCS, Nhóm Kinh doanh Giải pháp Carbon Thấp còn đang phát triển những công nghệ cắt giảm khí thải nào khác?

JB: CCS là một phần thiết yếu trong danh mục đầu tư của chúng tôi. Hydro cũng là một trọng tâm. Khi loại bỏ carbon khỏi metan – thành phần lớn nhất của khí tự nhiên thì còn lại hydro có thể phục vụ phát điện hoặc cấp nhiên liệu cho xe hơi và xe tải. Nhiên liệu sinh học cũng là một phần quan trọng trong danh mục của Nhóm Kinh doanh Giải pháp Carbon Thấp của chúng tôi.

EF: Cuối cùng, trên mặt trận chính sách, điều gì làcần thiết để khuyến khích đầu tư vào CCS và các công nghệ cắt giảm khí thải khác?

JB: Các cơ hội triển khai công nghệ CCS mà ExxonMobil đang đánh giá có tiềm năng phát triển cùng với các công nghệ hiện tại để giảm phát thải ở quy mô lớn giúp thay đổi cục diện. Khi đề cập đến chính sách hiệu quả, đối với chúng tôi, điều đó bắt đầu với việc cần phải hiểu giá trị của carbon bằng cách thiết lập giá thị trường cho nó. Điều này sẽ mang lại sự rõ ràng và ổn định cần thiết để thúc đẩy đầu tư. Chúng tôi nhận ra rằng không có một công nghệ đơn lẻ nào có thể hoàn toàn cho phép xã hội đạt được những tham vọng phát thải carbon thấp hơn. Vì vậy, tất cả các công nghệ cần được hỗ trợ để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng liên tục trên toàn cầu và cải thiện mức sống – đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Các chính sách ổn định, thuận lợi và khung pháp lý đóng vai trò thiết yếu nhằm cho phép phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng mới với tốc độ và quy mô cần thiết để giúp đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Điều này bao gồm các ưu đãi có tính bền vững có thể được đưa ra thông qua nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn như tài trợ, tín dụng thuế – bao gồm các cơ hội mở rộng tín dụng thuế 45Q tại Hoa Kỳ – hoặc các khoản vay lãi suất thấp. Ngoài ra, sự hỗ trợ lâu dài, bền vững của chính phủ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng sẽ rất quan trọng. Đưa ra chính sách hỗ trợ ban đầu cho CCS cuối cùng có thể thúc đẩy sự phát triển của một thị trường hiệu quả giúp giảm chi phí và tăng cường đầu tư bổ sung vào các công nghệ thu hồi carbon mới, sản xuất hydro phát thải thấp, hút khí trực tiếp cùng với các giải pháp khác.

Tìm hiểu thêm về cách ExxonMobil đang giảm phát thải khí nhà kính và kế hoạch giảm phát thải tính đến năm 2025 của chúng tôi.

  • icon/text-size
You May Also Like

Khám phá Thêm

Xây dựng một khái niệm táo bạo vì tương lai phát thải carbon thấp hơn
Công nghệ thông minh phục vụ sản xuất thông minh hơn