Thế giới đã sẵn sàng triển khai các nỗ lực hợp tác trên toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nhiều nơi đã và đang kết hợp sử dụng năng lượng sạch hơn với công nghệ để sản xuất điện với mức phát thải carbon thấp hơn đồng thời giảm lượng khí thải.

Vạch ra lộ trình vì một tương lai phát thải carbon thấp hơn như đã nêu trong Thỏa thuận Paris đòi hỏi tư duy táo bạo và các giải pháp quy mô lớn trong đó chính phủ, học viện và doanh nghiệp cần hợp tác cùng nhau. Gần đây, ExxonMobil – tập đoàn ủng hộ Thỏa thuận Paris ngay từ lúc khởi xướng, đã đưa ra cách tiếp cận tập trung vào việc giảm lượng khí thải CO2 ở mức quy mô lớn và tác động chưa từng có từ một trong những hành lang công nghiệp bận rộn nhất nước Mỹ.

Đề xuất quy mô lớn nhằm giảm lượng khí thải carbon

Trong ba năm qua, ExxonMobil đã đánh giá tiềm năng triển khai hệ thống thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) tại các “trung tâm” công nghiệp lớn nằm gần các thành tạo địa chất an toàn có thể lưu trữ CO2.

CCS có thể cho phép thế giới thu hồi và lưu trữ an toàn hàng trăm triệu tấn CO2 mà nếu không có sự can thiệp, lượng CO2 này sẽ bị thải thẳng vào bầu khí quyển.

Đây là một trong số ít những công nghệ đã được thử nghiệm có khả năng giảm đáng kể lượng khí thải từ các lĩnh vực khó khử cacbon, chẳng hạn như sản xuất, năng lượng và công nghiệp nặng.

Khu vực đã và đang là đơn vị tiên phong trong công nghệ này là Houston ở Texas.

Gần đây, nhóm kinh doanh Giải pháp phát thải Carbon Thấp của ExxonMobil đã giới thiệu phương án Sáng kiến Thu hồi và Lưu trữ Carbon ở cảng Houston, một sáng kiến có thể liên kết các chính phủ, khu vực tư nhân và những lĩnh vực khác nhằm thúc đẩy các chính sách và đầu tư cần thiết cho việc triển khai CCS quy mô lớn.

Khi được phát triển hoàn thiện, phương án này có tiềm năng thu hồi khoảng 100 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm tính đến năm 2040, bù đắp hiệu quả cho một trong những nguồn phát thải CO2 công nghiệp lớn nhất nước Mỹ. Hệ thống cũng có thể bảo vệ và tạo ra hàng ngàn việc làm, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các nỗ lực giảm phát thải của Hoa Kỳ cũng như mang lại tiến bộ đáng kể cho khát vọng phát thải carbon thấp hơn của đất nước.

Cụ thể, nỗ lực hợp tác này sẽ vận chuyển lượng CO2 thu hồi tại các địa điểm công nghiệp để lưu trữ an toàn và vĩnh viễn trong các thành tạo địa chất riêng biệt nằm sâu dưới Vịnh Mexico. Theo ước tính của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, Bờ Vịnh Hoa Kỳ có công suất dự kiến đủ lớn để lưu trữ an toàn và vĩnh viễn khoảng 500 tỷ tấn CO2 ngoài khơi.

Ở châu Á Thái Bình Dương, phần lớn lượng khí thải CO2 là từ các lĩnh vực phát điện, sản xuất và xây dựng, và do đó, công việc được thực hiện ở Houston có thể mang lại một lộ trình nhằm triển khai các sáng kiến CCS tương tự trong khu vực.

Tại sao lại là CCS?: Trong khi các công nghệ như gió và mặt trời sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải, CCS cũng mang lại tác động đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực phát điện và sản xuất – những nguồn phát thải carbon chính của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trong năm 2020, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết “việc đạt được lượng phát thải ròng bằng 0 hầu như là không thể” nếu không có công nghệ này.

Danh mục CCS của ExxonMobil cũng bao gồm các luồng công việc nghiên cứu đang được tiến hành trong đó có hoạt động hợp tác với năm trung tâm năng lượng tại các trường đại học nghiên cứu hàng đầu.

Tại Châu Á Thái Bình Dương, quan hệ hợp tác giữa ExxonMobil với Trung tâm Năng lượng Singapore (SgEC), đang giúp khám phá và xây dựng các giải pháp nhằm giải quyết các thách thức về năng lượng, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững thông qua nghiên cứu. Một trong những lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm những công nghệ cho phép lựa chọn các phương án thu hồi và cô lập CO2 trong khu vực.  SgEC là một trong những trung tâm năng lượng đầu tiên do ExxonMobil tài trợ bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ và được thành lập bởi Đại học Công nghệ Nanyang và Đại học Quốc gia Singapore.

Nhìn chung, ExxonMobil có hơn 30 năm kinh nghiệm thu hồi carbon và có thị phần vốn chủ sở hữu chiếm một phần năm công suất thu hồi CO2 toàn cầu.

Tại sao điều này lại quan trọng: Các mục tiêu của Thỏa thuận Paris sẽ không thể đạt được nếu không giảm phát thải trong lĩnh vực phát điện, công nghiệp và thương mại. Phát điện và công nghiệp nặng chiếm gần 70% tổng lượng khí thải liên quan đến năng lượng trên toàn cầu và CCS là một trong số ít các công nghệ được chứng minh có thể giảm phát thải trong các lĩnh vực này. Triển vọng tập hợp khối công lập và tư nhân cùng nhau sử dụng công nghệ CCS nhằm giảm đáng kể các công nghiệp sẽ mang lại tiềm năng và cơ hội to lớn.

Vai trò của chính sách: Cần có các chính sách mới để thúc đẩy hoạt động đầu tư thiết yếu nhằm triển khai CCS với tốc độ và quy mô lớn nhằm đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Các chính phủ cần thiết lập môi trường pháp lý bền vững và thực hiện những chính sách cho phép CCS được nhận đầu tư trực tiếp và các ưu đãi tương tự như những nỗ lực khác để giảm phát thải. Thiết lập giá cả thị trường cho carbon sẽ đóng vai trò quan trọng thông qua việc mang lại sự minh bạch và ổn định cần thiết để thúc đẩy đầu tư.

Sáng kiến thu hồi và lưu trữ carbon ở cảng Houston sẽ là một cam kết đầy tham vọng. Thành công của sáng kiến này có thể giúp đưa ra một kế hoạch chi tiết tiềm năng khử cacbon tại các khu vực phát thải cao khác ở Mỹ và có thể trở thành một thành phần quan trọng trong đóng góp chung của Mỹ vì mục tiêu tương lai năng lượng phát thải carbon thấp hơn.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like

Khám phá Thêm

Tương lai sạch hơn bắt đầu từ hôm nay: Tạo sự khác biệt bằng công nghệ lưu trữ carbon