Các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang nghiên cứu kết hợp giữa các nguồn năng lượng và công nghệ phát thải thấp hơn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng không, đồng thời đảm bảo người dân tiếp tục được tiếp cận với năng lượng để vận hành các thiết bị gia dụng trong nhà, chạy xe ô tô giúp cuộc sống hiện đại trở nên dễ dàng hơn.

Một trong những phương thức để thực hiện điều này sử dụng công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS).

Nhiều sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đang được tạo ra từ các quy trình sản xuất tốn nhiều năng lượng như nhiên liệu, nhựa, thép, xi măng và điện v.v… Đây là những sản phẩm mà xã hội hiện đại không thể thiếu, nhưng quá trình sản xuất ra những loại hàng hóa này đều gây phát thải carbon dioxide.

Công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon vận hành bằng cách thu hồi các phân tử carbon dioxide từ những quá trình sản xuất này trước khi chúng xâm nhập vào khí quyển. CO2 sau đó được vận chuyển và tái sử dụng hoặc lưu trữ an toàn và lâu dài dưới lòng đất.

Ở các quốc gia đang phát triển, thu hồi carbon có thể trở thành công cụ đặc biệt mạnh mẽ.

Nhu cầu năng lượng từ các quốc gia này dự kiến sẽ tăng 15% vào năm 2050, khi tầng lớp trung lưu mở rộng. Các quốc gia này cũng được cho là sẽ sử dụng lượng điện năng cao gấp bốn lần so với các quốc gia phát triển tính trong cùng thời kỳ.

Với việc áp dụng các chính sách và quy định phù hợp, công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon sẽ giúp cắt giảm lượng khí thải từ công nghiệp và sản xuất điện trên quy mô lớn, mà không cần phải hạn chế đà phát triển nhanh chóng khi các quốc gia nâng cao mức sống cho hàng tỷ người.

Các chuyên gia trên thế giới nhất trí rằng việc thu hồi carbon sẽ là nhiệm vụ cần thiết nhằm cắt giảm lượng khí thải. Trên thực tế, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cho biết “việc đạt phát thải ròng bằng 0 hầu như sẽ không thể thực hiện được nếu không có công nghệ CCS.

Việc thu hồi lượng khí thải tại nguồn giúp ngăn lượng khí thải đó xâm nhập vào khí quyển phần nào gây biến đổi khí hậu.

Các Chính phủ trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang nghiên cứu triển khai công nghệ CCS để giúp các quốc gia hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Cùng với việc phát triển các nguồn năng lượng bền vững và các chính sách nhằm cắt giảm các loại khí nhà kính khác, CCS có thể giúp đưa khu vực lên lộ trình hướng tới tương lai năng lượng phát thải thấp hơn.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like

Khám phá Thêm

Tương lai của nhiên liệu giao thông phát thải thấp hơn
Khai mở lộ trình hướng tới chuyển đổi năng lượng