Công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS), nổi bật với khả năng giúp các ngành sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất điện và công nghiệp nặng cắt giảm lượng khí thải. Trên thực tế, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cho biết nếu không có CCS, việc đạt được các mục tiêu phát thải thấp hơn của thế giới sẽ hầu như không thể thực hiện được.
Mặc dù công nghệ này không phải là mới, nhưng đã và đang dần khẳng định vị trí tiên phong trong mặt trận chống biến đổi khí hậu. Vậy thu hồi và lưu trữ carbon là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin hữu ích này để giúp bạn khám phá thêm về CCS và cách công nghệ này ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
CCS là gì?
Thu hồi và lưu trữ carbon là quá trình thu hồi carbon dioxide từ hoạt động công nghiệp hoặc các nhà máy điện mà nếu không có công nghệ này thì lượng khí thải đó sẽ bị thải vào khí quyển và sau đó bơm vào sâu dưới lòng đất để lưu trữ an toàn, chắc chắn và lâu dài.
Công nghệ này có khả năng thu gom tới 90% lượng khí thải từ các hoạt động công nghiệp và là một trong số ít công nghệ được chứng minh là giúp khử carbon trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng, trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia trên khắp thế giới đều nhất trí rằng công nghệ này sẽ là chìa khóa để đáp ứng các mục tiêu cắt giảm phát thải của Thỏa thuận Paris.
Phương thức hoạt động?
Công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon thực hiện đúng như những gì mà tên gọi của công nghệ này gợi mở: Công cụ này giúp thu hồi carbon và lưu trữ vĩnh viễn trước khi carbon tiếp cận khí quyển. Đây là một công nghệ an toàn và đã được chứng minh.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng đây là một công nghệ dễ dàng. Việc tách các phân tử nhỏ như carbon dioxide đòi hỏi độ chính xác cao vì carbon dioxide chỉ chiếm 4% lượng khí thải từ các tuabin khí tự nhiên.
Điều gì xảy ra với carbon dioxide sau khi bị thu hồi?
Sau khi được thu hồi, carbon dioxide thường được đẩy vào một đường ống và đưa đến các giếng khoan tại địa điểm lưu trữ. Sau đó, các giếng sẽ đẩy khí carbon xuống dưới mặt đất hoặc đáy biển ở độ sâu hàng ngàn mét.
Có một số yếu tố giúp quyết định việc tìm ra những vị trí thích hợp để lưu trữ carbon dưới lòng đất. Hãy cùng tìm hiểu thêm về một số những yếu tố này dưới đây.
Tại sao CCS lại quan trọng?
Các lĩnh vực phát thải nặng, chẳng hạn như sản xuất điện, lọc hóa dầu và sản xuất công nghiệp, chiếm hơn 70% tổng lượng phát thải liên quan đến năng lượng toàn cầu. Riêng tại Châu Á Thái Bình Dương, lượng phát thải công nghiệp này đã đạt khoảng 4 tỷ tấn gần đây vào năm 2019. Và khi dân số và mức sống tăng lên, nhu cầu trong các lĩnh vực này cũng có khả năng tăng lên kéo theo lượng phát thải liên quan.
CCS có thể giúp các ngành này bù đắp lượng khí thải, đồng thời tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết công nghệ CCS sẽ chiếm tới 15% lượng cắt giảm phát thải cần thiết để đạt được các mục tiêu toàn cầu vào năm 2050.
Ngoài các lợi ích về môi trường, CCS còn mang lại một loạt lợi ích kinh tế. Về đầu tư, Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính khoảng 70 đến 100 cơ sở CCS cần được xây dựng mỗi năm vào năm 2050 với số vốn từ 655 tỷ USD đến 1,28 nghìn tỷ USD.
ExxonMobil có kinh nghiệm gì về CCS?
ExxonMobil là công ty dẫn đầu toàn cầu về CCS. Công ty đã thu hồi được nhiều carbon dioxide hơn bất kỳ công ty nào khác trong 30 năm qua, loại bỏ hơn 120 triệu tấn.
Hiện tại, chúng tôi thu hồi hơn 9 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm ở Hoa Kỳ, Úc và Qatar.
Trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, ExxonMobil cũng đã hình dung ra tiềm năng triển khai các trung tâm CCS, giúp tạo ra các mạng lưới khu vực có thể kết nối các ngành công nghiệp phát thải cao với kho lưu trữ quy mô thế giới. Phương án này cho thấy các trung tâm thu hồi carbon được đặt trong những khu công nghiệp nặng của Đông Nam Á, với lượng carbon dioxide thu hồi được vận chuyển đến các điểm lưu trữ carbon ở những nơi khác trong khu vực.
Với nhiều cơ hội triển khai CCS hơn trong tương lai gần, công ty đang vận dụng chuyên môn của mình để mở rộng việc triển khai sử dụng công nghệ, giúp thế giới duy trì lộ trình hướng tới phát thải thấp hơn.