Trình bày tại một trong những bài phát biểu quan trọng ở ngày khai mạc hội nghị, Joe Blommaert, Chủ tịch nhóm Giải pháp Carbon Thấp của ExxonMobil, đã nêu ra cách thức mà công nghệ và các phương án tiếp cận mang tính hợp tác có thể giúp giảm lượng khí thải và đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris ngay cả khi nhu cầu sử dụng năng lượng và các sản phẩm phục vụ cuộc sống hiện đại đang tăng lên trên toàn thế giới mà đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Ông cho biết châu Á có tiềm năng trở thành mô hình thu hồi và lưu trữ carbon bằng cách phát triển các trung tâm trong khu vực nhằm giảm lượng khí thải CO2 công nghiệp hiện đã vượt quá 4 tỷ tấn vào năm 2019 theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Joe Blommaert đã thảo luận về cơ hội triển khai CCS tại châu Á trong bài phát biểu mở màn cho ngày khai mạc sự kiện trực tuyến/trực tiếp của Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore. Ảnh: SIEW

“Điều này sẽ kiến tạo lên một mạng lưới mang tầm khu vực nhằm kết nối các ngành công nghiệp phát thải cao với kho lưu trữ quy mô thế giới”, Blommaert nói.

“Tất cả chúng ta đều mong muốn được thấy một thế giới ít khí thải CO2 hơn”, ông nói, “Cách nhanh nhất để đạt được điều đó là tập trung vào những nơi tạo ra phần lớn lượng khí thải và đó chính là ngành công nghiệp và sản xuất điện.

“Tôi tin rằng một mạng lưới với tiềm năng dành cho nhiều người dùng như vậy có thể tạo tác động đáng kể đến lượng khí thải trong khu vực và là mô hình kiểu mẫu cho các nơi khác trên thế giới.”

Mô hình này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Năng lượng Singapore trong đó ước tính khu vực Đông Nam Á có công suất lưu trữ tới gần 300 tỷ tấn carbon.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đã và đang nghiên cứu phương án đặt các trung tâm thu hồi CO2 ở một số khu vực công nghiệp nặng của Đông Nam Á, và sau đó kết nối chúng với các địa điểm lưu trữ CO2 ở những nơi khác trong khu vực”, ông nói.

Các dự án thu hồi và lưu trữ carbon quy mô lớn tương tự đang được phát triển trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, ExxonMobil là một trong số 11 công ty gần đây đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc thúc đẩy công nghệ ở Houston, với tiềm năng thu hồi và lưu trữ vĩnh viễn khoảng 100 triệu tấn CO2 hàng năm vào năm 2040.

Blommaert giải thích: một trăm triệu tấn tương đương với lượng CO2 được hấp thụ bởi khoảng 120 triệu mẫu rừng tức là “khoảng một lần rưỡi diện tích của Malaysia.”

“Cơ hội cho Châu Á là rất lớn nhưng khu vực này sẽ cần một mô hình khác”, ông cho biết thêm.

Hợp tác cho các giải pháp carbon thấp

Blommaert cho biết các công nghệ carbon thấp có khả năng hạn chế lượng khí thải từ dân số toàn cầu đang gia tăng.

CCS đặc biệt thú vị vì với các chính sách phù hợp của chính phủ, công nghệ này có thể được triển khai ngay ngày hôm nay.

“Với dân số thế giới dự kiến sẽ tăng lên hơn 9 tỷ người vào năm 2050, chúng ta sẽ sử dụng nhiều sản phẩm từ các quy trình sản xuất sử dụng nhiều năng lượng hơn, chứ không hề ít hơn”, ông nói.

Nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới đang tăng lên.

“Thu hồi và lưu trữ carbon có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải từ hoạt động sản xuất … và có thể thực hiện ngay bây giờ.”

Blommaert cho biết cách tiếp cận mang tính hợp tác là rất quan trọng để đạt được mục tiêu này, và sự phối hợp giữa các quốc gia và ngành công nghiệp là chìa khóa cho các cơ hội giảm phát thải hiệu quả.

“Biến đổi khí hậu không chỉ dừng lại ở biên giới quốc gia, vì vậy điều quan trọng là tất cả chúng ta phải chung tay cùng nhau”, ông nói.

“Không một công ty hay một quốc gia nào có thể thực hiện điều này một mình. Cần phải có sự hợp tác giữa ngành công nghiệp và chính phủ; sự đầu tư từ khu vực tư nhân và chính phủ; các chính sách, quy định mới; cũng như sự hỗ trợ của cộng đồng”.

*Ảnh: SIEW.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like