Phương thức di chuyển của thế giới đang thay đổi, diễn ra chủ yếu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và do tác động lâu dài của dịch COVID-19.

Số lượng lái xe trong khu vực này đã gia tăng đáng kể cùng với lượng chủ sở hữu ô tô tăng hơn 13% mỗi năm tính từ năm 2005 đến 2015. Chỉ tính riêng trong năm 2015, những lái xe này đã lái hơn 16 nghìn tỷ km đường bộ.

Mức tiêu thụ xe mới của Trung Quốc giảm vào cuối năm 2019 và sụt mạnh sau khi dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, nhưng đã nhanh chóng hồi phục khi các biện pháp hạn chế sự lây lan của vi-rut corona được dỡ bỏ. Theo dự báo, mức tiêu thụ xe mới sẽ tăng trưởng liên tục do mọi người chọn phương tiện cá nhân để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

 

Rush hour traffic jam in China

Ưu tiên lựa chọn phương tiện cá nhân đã khiến lượng phương tiện tham gia giao thông bùng nổ tại Bắc Kinh, tăng 50% so với mức trung bình của thời kỳ chưa xảy ra dịch bệnh do mọi người quay lưng lại với phương tiện công cộng. Trong khi đó, doanh số bán xe mới ở Hàn Quốc đã tăng cao hơn so với mức của năm 2019.

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 về cơ bản đã làm thay đổi phương thức di chuyển của thế giới.

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ còn chứng kiến nhiều thay đổi nữa vì tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo  hiện đã có một đời sống khá hơn.

Đời sống mới được cải thiện có nghĩa là ngày càng nhiều người trong khu vực này, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, mua phương tiện cá nhân, đi du lịch, mua sắm các sản phẩm được vận chuyển từ khắp nơi trên thế giới và mở rộng công việc kinh doanh của họ. Điều này cũng có nghĩa là ngày càng nhiều hàng hóa được vận chuyển khi mạng lưới cung ứng cho nhu cầu tăng trưởng này đang ngày một mở rộng.

 

Tuy nhiên, nhu cầu đối với hàng hóa gia tăng kéo theo sự phát triển của dịch vụ hậu cần để hỗ trợ nhu cầu đó, công nghệ mới giúp cải thiện hiệu quả năng lượng và giúp lái xe sử dụng phương tiện của mình một cách hiệu quả hơn.

Nhiên liệu tốt hơn, vật liệu ô tô nhẹ hơn (nhựa) và dầu nhờn cải tiến có nghĩa là ô tô có thể di chuyển được quãng đường dài hơn giữa mỗi lần thay dầu từ đó, cải thiện hiệu suất phương tiện.

Giờ đây, những chiếc xe này khi lăn bánh có thể đi được quãng đường dài hơn và tốn ít nhiên liệu hơn khi các hãng ô tô sản xuất ra những chiếc xe con và xe tải hạng nhẹ tiết kiệm nhiên liệu và  phát thải ít khí CO2 hơn.

Những lái xe này cũng đang chuyển sang dùng ngày càng nhiều khí thiên nhiên nén (CNG) để chạy xe tải hạng nặng và điều này mang lại lợi ích gia tăng đó là cải thiện chất lượng không khí.

Khí thiên nhiên nén (CNG) khác với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vì không cần bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp và chi phí lưu kho thấp hơn.

Việc sử dụng khí thiên nhiên làm nhiên liệu vận tải cũng giúp giảm thiểu lượng bụi mịn trong không khí. Tại các thành phố, như New Delhi, lượng bụi mịn giảm khoảng 16% từ năm 2002 đến năm 2007, xác lập một chuẩn mới để thành phố tiếp tục nỗ lực cải thiện chất lượng không khí. Người dùng cuối sử dụng khí thiên nhiên cũng tốn ít chi phí hơn so với dầu diesen giúp tất cả các ngành trong xã hội tham gia tích cực hơn vào lĩnh vực này.

 

Gần đây, bang Maharashtra của Ấn Độ cũng thông báo sẽ chuyển đổi toàn bộ xe buýt chạy bằng diesel 18.500 sang sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để giảm chi phí vận hành và lượng phát thải.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng dự đoán công nghệ ắc quy cải tiến sẽ được ứng dụng trong nhiều xe điện (EV) hơn. Theo dự đoán, trong tương lai, tỷ lệ  xe điện loại này trong tổng số phương tiện giao thông sẽ tăng lên khi dầu và khí thiên nhiên đóng vai trò hỗ trợ cho xu hướng tăng trưởng này.

Toàn bộ những điều này có nghĩa là năng lượng sạch và thông minh hơn sẽ được sử dụng trong ngành vận tải  trong vòng hai thập kỷ tới.

Đó là những mảnh ghép trong toàn bộ bức tranh toàn cảnh phức tạp đang làm nên  sự sôi động về việc tiêu thụ nhiên liệu trong ngành vận tải hàng ngày.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like