Phần lớn nhiên liệu sinh học được sử dụng hiện nay đều có nguồn gốc từ cây nông nghiệp. Mía và ngô được dùng đểsản xuất ethanol, trong khi diesel sinh học được làm từ các loại dầu thực vật như đậu nành.

Tuy nhiên, nhiên liệu sinh học làm từ tảo  và sinh khối xenlulo (chất thải thực vật như thân cây ngô và rơm lúa mì) có thể cung cấp nguồn nhiên liệu tái tạo mà khônglàm ảnh hưởng tới nguồn cung cấp thực phẩm hoặc nước ngọt. Các dạng nhiên liệu sinh học tiên tiến này có khả năng được sản xuất trên quy mô lớn và được trích xuất từ các nguồn tiêu thụ CO2.

Nhiên liệu sinh học tiên tiến có thể trở thành nhiên liệu vận tải ít phát thải trong tương lai hay không? Từ giàn khai thác cho đến buồng đốt, sau đây là 7 lý do khiến ExxonMobil cho rằng câu trả sẽ là có:

Nguồn nhiên liệu sinh học hấp thụ CO2: Giống như tất cả thực vật, các nguồn sinh khối xenlulo sẽ hấp thụ CO2 từ khí quyển khi chúng lớn lên. Tảo  cũng hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp để phát triển.

Nhiên liệu ít phát thải: Tính theo vòng đời, nhiên liệu sinh học từ tảo và xenlulo chỉ phát thải khoảng một nửa lượng khí nhà kính so với nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Sản lượng cao: Dựa trên công nghệ hiện tại, một mẫu tảo có thể tạo ra hơn 7.570 lít nhiên liệu. Hãy so sánh con số đó với sản lượng 2.460 lít/mẫu đối với dầu cọ và 190 lít đối với dầu đậu nành. Chúng tôi đang nỗ lực cải tiến giúp tảo trở nên năng suất hơn nữa trong tương lai.

Biến chất thải thành nhiên liệu: Sinh khối xenlulo sử dụng nguyên liệu là chất thải từ thực vật, chẳng hạn như phần bỏ đi từ cây trồng như thân cây ngô, mùn cưa và chất thải gỗ khác.

Thu hoạch quanh năm: Tảo có thể thu hoạch liên tục quanh năm, không giống các nguyên liệu cơ bản khác, chẳng hạn như ngô chỉ được thu hoạch mỗi năm một lần.

Không ảnh hưởng đến thực phẩm: Tảo có thể được nuôi trồng trên đất không sử dụng được cho các mục đích khác, với nước không dùng được cho việc sản xuất thực phẩm. Sinh khối xenlulo có thể được trích xuất từ chất thải nông nghiệp hoặc sinh khối gỗ, nguyên liệu này cũng không ảnh hưởng tới thực phẩm.

Sẵn sàng cho động cơ: Các loại ô tô diesel hiện tại có thể bơm nhiên liệu có nguồn gốc từ tảo và nguyên liệu xenlulo mà không cần thay đổi đáng kể động cơ và kết cấu ô tô.

 

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like

Khám phá Thêm

Năm loại nhiên liệu cho tương lai
Từ đĩa petri tới ao: Công nghệ nuôi trồng tảo qua ảnh