Câu chuyện về châu Á Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 chính là một trong những nơi có tốc độ tăng trưởng chưa từng thấy.

Gần hai phần ba dân số thế giới sống ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và lượng dân số đang ngày càng tăng đó đòi hỏi hoạt động công nghiệp hóa nhanh cùng các trung tâm công nghệ toàn cầu mới.

Khi dân số phát triển, các quốc gia trong khu vực này đang phải tìm cách hỗ trợ tầng lớp trung lưu đang gia tăng với nhu cầu năng lượng lớn do chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Ấn phẩm Triển vọng Năng lượng đến năm 2040 mới nhất của ExxonMobil dự báo hàng tỷ người sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu này và việc tiếp cận năng lượng sẽ là yếu tố quyết định giúp những người này thoát nghèo.

Dự kiến Trung Quốc và Ấn Độ  sẽ đều có hơn 1 tỷ công dân thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030, theo ấn phẩm Triển vọng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định khí thiên nhiên sẽ là một trong những loại hình nhiên liệu chính đáp ứng  nhu cầu điện năng ngày càng gia tăng đến năm 2040, phần lớn bởi vì loại nhiên liệu này có thể dùng để sản xuất  ra một nguồn năng lượng đáng tin cậy, sạch hơn mà không phải hi sinh chất lượng không khí.

IEA dự kiến đến năm 2024, nhu cầu khí thiên nhiên sẽ tăng khoảng 60% trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương , trong khi ấn phẩm Triển vọng Năng lượng của ExxonMobil nhận thấy việc sử dụng khí thiên nhiên đang tăng nhanh hơn bất kỳ nguồn năng lượng chính nào khác.

Nhưng tại sao khu vực châu Á – Thái Bình Dương lại chuyển sang sử dụng nguồn nhiên liệu này làm nguyên liệu sản xuất điện?

Khí thiên nhiên có lượng phát thải khí nhà kính ít hơn khoảng 60% so với than – đồng thời là nguồn năng lượng phổ biến nhất ở châu Á – Thái Bình Dương. Khí thiên nhiên giúp khu vực này đi đúng hướng trong việc đáp ứng thách thức kép về giảm khí thải mà không phải hi sinh độ ổn định của năng lượng.

Khí đốt cũng có khả năng hỗ trợ việc sử dụng ngày càng gia tăng năng lượng tái tạo không liên tục như gió và mặt trời – loại hình phụ thuộc vào các điều kiện và địa điểm cụ thể. Do có thể cung cấp nguồn năng lượng theo yêu cầu, không bị gián đoạn nên khí thiên nhiên có thể đảm bảo đèn vẫn sáng và duy trì nguồn điện khi không có nắng hoặc gió.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chuyển sang sử dụng khí đốt để tiếp tục lộ trình hướng tới chất lượng không khí sạch hơn và giảm lượng phát thải, đồng thời cung cấp năng lượng để hỗ trợ cho tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở khu vực.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like

Khám phá Thêm

Ước mơ của Patcharin: Khát vọng lớn từ những bước khởi đầu khiêm tốn