Trong thập kỷ qua, Việt Nam đang lặng lẽ trở thành một cường quốc sản xuất ở Châu Á-Thái Bình Dương, đưa đất nước tiến lên trên con đường trở thành trung tâm kinh tế mới.

Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư lớn, trong đó có cả Google và Apple. Trong thập kỷ qua, tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã rót hơn 17,3 tỷ USD vào đất nước, xây dựng 8 nhà máy mới cùng một trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Theo sau đà phát triển kinh tế là nhu cầu về nguồn năng lượng đáng tin cậy. Nhu cầu tiêu thụ điện dự kiến sẽ tăng từ 48 gigawatt lên 60 gigawatt chỉ trong năm tới.

Việt Nam đang phát triển như một khu vực sản xuất.

Để bắt kịp nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng mạnh, Việt Nam cần bảo đảm có nhiều năng lượng hơn. Nếu không, có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng và kìm hãm quá trình phát triển kinh tế chưa từng có của đất nước này.

Đó là lý do tại sao Việt Nam, quốc gia sản xuất điện chủ yếu từ than, đang xem xét đưa khí thiên nhiên thành nguồn nhiên liệu hiệu quả và bền vững hơn cho phát điện. Việc thúc đẩy quá trình dịch chuyển khỏi nhiên liệu than có sự đóng góp của các dự án phát triển khí thiên nhiên lớn, có thể cung cấp năng lượng cho Việt Nam trong nhiều thập kỷ.

Một nghiên cứu của Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard cho thấy nếu sử dụng khí thiên nhiên, Việt Nam sẽ phát thải ít hơn và cải thiện được chất lượng không khí nói chung. Báo cáo cũng cho thấy khí thiên nhiên có thể hỗ trợ tăng trưởng năng lượng tái tạo, giúp giải quyết vấn đề nguồn năng lượng mặt trời và gió không liên tục.

Bức tranh năng lượng tương lai của Việt Nam đang chuyển dịch khi đất nước này trở thành cường quốc sản xuất mới của thế giới. Khí thiên nhiên được đưa vào để hỗ trợ đà tăng trưởng này, giúp cung cấp năng lượng cần thiết để xây dựng ngành công nghiệp mà không phải hi sinh chất lượng không khí.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like

Khám phá Thêm

Cái nhìn cận cảnh về tương lai sử dụng năng lượng
Xây dựng kỹ năng đẩy lùi các bệnh nhiệt đới