Khả năng tiếp cận với nguồn năng lượng đáng tin cậy, có giá cả phải chăng đã thay đổi hoàn toàn cách mọi người sinh hoạt, giao tiếp, đi lại, giao thương, xây dựng cơ sở hạ tầng và hơn thế nữa.

Và trong những thập kỷ tới, thậm chí nhiều người hơn nữa sẽ cần tiếp cận với nguồn năng lượng biến đổi.

Ấn phẩm Triển vọng Năng lượng năm 2019 của ExxonMobil đưa ra những phân tích mới nhất của tập đoàn về cách thế giới sẽ sử dụng năng lượng ở mọi loại hình đến năm 2040.

Shanghai in the evening

Khi dân số phát triển và tiếp cận nhiều hơn với năng lượng, mức sống trên toàn thế giới sẽ được nâng cao. Tầng lớp trung lưu đang bùng nổ sẽ làm tăng nhu cầu về nhà ở, giao thông, điện và hàng tiêu dùng, cũng như nguồn năng lượng để phục vụ cho tất cả các nhu cầu đó. Thách thức hiện nay và trong cả trong tương lai sẽ là đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng này, đồng thời giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu.

Công nghệ nắm giữ tiềm năng lớn nhất để giúp xã hội giải quyết thách thức kép này. Những cải tiến trong công nghệ đã cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng năng lượng và giúp tìm ra các nguồn năng lượng đa dạng và phong phú.

Không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết được vấn đề này. Thay vào đó, chúng ta sẽ cần khai thác nhiều nguồn năng lượng và công nghệ theo chính sách nhằm giúp cung cấp nguồn năng lượng đáng tin cậy trên toàn thế giới.

Ấn phẩm Triển vọng của năm nay có bảy điểm chính. Xin vui lòng xem chi tiết dưới đây:

Năng lượng là nền tảng cho cuộc sống hiện đại

Trong những thập kỷ tới, ngày càng có nhiều người trên thế giới sẽ sống trong những ngôi nhà hiện đại, mua các thiết bị gia dụng giúp tiết kiệm thời gian, mở các doanh nghiệp mới và cần thêm các lựa chọn về giao thông – tất cả đều phụ thuộc vào khả năng tiếp cận đáng tin cậy với nguồn năng lượng hiện đại và có giá cả phải chăng. Nguồn năng lượng này đem lại cho hàng triệu người cơ hội để phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ví dụ: Các chủ doanh nghiệp, như Endang ở Indonesia, đã có thể mở rộng kinh doanh và tạo công ăn việc làm tại địa phương nhờ tiếp cận với nguồn năng lượng hiện đại.

Nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng 20%

Thế giới đang thiếu hụt năng lượng.

Nhờ công nghệ tiết kiệm năng lượng mới nổi, các quốc gia thuộc OECD dự kiến sẽ giảm khoảng 5% nhu cầu chung về năng lượng và giảm gần 25% lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng. Tuy nhiên, ở châu Á – Thái Bình Dương, sự kết hợp của dân số ngày càng tăng, tầng lớp trung lưu đang lớn dần, nhu cầu tiếp cận với năng lượng hiện đại tăng cũng như mức sống được cải thiện có thể sẽ dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều hơn, góp phần làm tăng 20% nhu cầu năng lượng toàn cầu vào năm 2040. Trung Quốc và Ấn Độ, hai trong số các quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới, có khả năng đóng góp khoảng một nửa mức tăng trưởng đó.

Gần một nửa lượng năng lượng trên thế giới được dùng cho hoạt động sản xuất công nghiệp

Dân số tăng và đô thị hóa cũng sẽ dẫn đến việc xây dựng nhà ở và đường đi mới, cũng như sản xuất các thiết bị gia dụng. Thép, xi măng và hóa chất đóng vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng các nhu cầu này và ngày nay phụ thuộc vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. Nhu cầu sẽ tăng mạnh ở các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan, những quốc gia đang tiêu thụ nhiều năng lượng hơn trong quá trình nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và phụ tùng ô tô. Nhưng nhờ các công nghệ hiệu quả mới, các nhà sản xuất có thể tăng sản lượng mà vẫn hạn chế được lượng phát thải.

Dầu và khí tự nhiên vẫn là nguồn năng lượng quan trọng và cần được đầu tư đáng kể

Ngày nay, hơn một nửa năng lượng của thế giới có nguồn gốc từ dầu và khí tự nhiên, và những nguồn này có thể vẫn sẽ tiếp tục cung cấp năng lượng cho thế giới lâu dài trong tương lai, nhờ các nguồn tài nguyên khí hiện tại có khả năng cung cấp cho nhu cầu hiện tại strong khoảng 200 năm tiếp theo. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng cũng đang tăng lên. Trong năm 2017, việc nhập khẩu khí tự nhiên của châu Á – Thái Bình Dương đã ngang với châu Âu. Để tiếp tục đáp ứng nhu cầu trong tương lai, việc đầu tư vào dầu và khí thiên nhiên là cần thiết để thay thế Cho sự suy giảm tự nhiên do quá trình sản xuất hiện tại.

Nhu cầu sử dụng điện toàn cầu tăng 60%

 

Nhu cầu cung cấp năng lượng nhiều hơn cho nhà ở, nhà máy, xe điện và hàng tiêu dùng dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng điện thêm 60% trong hai thập kỷ tới. Khí thiên nhiên, năng lượng mặt trời và gió sẽ là những nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong tương lai, do khí đốt đang giúp cân bằng nhiều nguồn năng lượng tái tạo không liên tục hơn. Khí đốt không chỉ phổ biến vì giá cả phải chăng và trữ lượng dồi dào, mà còn bởi khi hoạt động sản xuất điện bằng khí đốt thay thế các nhà máy nhiệt điện than thì lượng phát thải CO2 có thể giảm tới 60%, đồng thời cũng tạo ra ít chất gây ô nhiễm hơn. Đây là mục tiêu chính của châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ với việc hai nước này công bố các chính sách của chính phủ tập trung vào việc giảm khói bụi và cải thiện chất lượng không khí.

Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu đạt đến đỉnh điểm nhưng vẫn ở trên mức kịch bản 2°C ước định

Dự kiến sự gia tăng trong hiệu quả sử dụng năng lượng và các nguồn carbon thấp hơn sẽ giúp hạn chế lượng phát thải CO2 nhưng không đủ để đạt lộ trình 2°C. Chúng ta vẫn cần các giải pháp và chính sách bổ sung dựa trên công nghệ để đáp ứng khát vọng chống biến đổi khí hậu của xã hội. ExxonMobil và các đối tác đang thực hiện nhiệm vụ  của mình bằng cách nỗ lực phát triển các nguồn năng lượng với lượng phát thải CO2 thấp hơn, như nhiên liệu sinh học tiên tiến, cũng như tìm ra những phương pháp mới để thu gom CO2.

Thương mại và buôn bán thúc đẩy tiêu thụ năng lượng dùng cho giao thông lên hơn 25%

Trong khi nhiều phương tiện chạy điện, phương tiện kết hợp và các phương tiện tiết kiệm năng lượng khác dự kiến sẽ được sử dụng vào năm 2040, nhu cầu năng lượng chung dùng cho giao thông dự kiến vẫn sẽ tăng. Điều này đặc biệt đúng ở các khu vực đang phát triển, nơi tầng lớp trung lưu đang gia tăng sẽ đặt ra nhiều yêu cầu vận chuyển thương mại bằng xe buýt, đường sắt, máy bay, xe tải và tàu thủy hơn. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu năng lượng vận tải thương mại vào năm 2040. Dầu có giá cả phải chăng và phổ biến sẽ vẫn là nhiên liệu chiếm ưu thế trong vận chuyển.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like

Khám phá Thêm

Năm loại nhiên liệu cho tương lai