Nhu cầu năng lượng ở các nước Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng khi dân số tăng và mức sống được cải thiện. Đồng thời, nhiều quốc gia trong khu vực đã đặt mục tiêu trung hòa CO2 trong vòng vài thập kỷ, phù hợp với Thỏa thuận Paris.

Các doanh nghiệp trong đó có ExxonMobil đang phát triển để đáp ứng những nhu cầu đó bằng các giải pháp carbon thấp hơn bao gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời, tận dụng các công nghệ như thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) để giảm lượng khí thải carbon.

ExxonMobil đã khởi động hoạt động kinh doanh mới về Giải pháp carbon thấp vào đầu năm nay để tập trung vào công nghệ CCS, nhắm vào các lĩnh vực phát thải cao đặc biệt khó khử carbon, chẳng hạn như sản xuất điện và sản xuất công nghiệp.

CCS hoạt động theo cơ chế thu hồi lượng CO2 từ hoạt động công nghiệp thông thường vẫn được thải thẳng vào khí quyển sau đó đưa trở lại trái đất, bơm vào các thành tạo địa chất sâu để lưu trữ an toàn, bảo mật và vĩnh viễn.

Fatih Birol, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết đây là một công nghệ quan trọng giúp giảm lượng khí thải CO2 với chi phí thấp nhất cho xã hội.

Ông cho biết: “Nếu không có CCS, một trong số các giải pháp cho vấn đề CO2, việc đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu sẽ không thể thực hiện được.

Để đạt được các mục tiêu này cũng cần có sự hỗ trợ của các chính sách giúp thúc đẩy đầu tư cần thiết nhằm triển khai CCS với tốc độ và quy mô lớn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của Thỏa thuận Paris. Các chính phủ nên thiết lập môi trường pháp lý bền vững cũng như thực hiện các chính sách cho phép CCS nhận được các khoản đầu tư và ưu đãi trực tiếp tương tự như các nỗ lực giảm phát thải khác.

Việc xác lập giá thị trường carbon sẽ đóng vai trò quan trọng thông qua việc mang lại sự minh bạch và ổn định cần thiết nhằm thúc đẩy đầu tư.

Phát triển Hàng đầu

ExxonMobil có hơn ba thập kỷ kinh nghiệm trong công nghệ CCS, là công ty đầu tiên thu được hơn 120 triệu tấn CO2, tương đương với lượng khí thải của hơn 25 triệu chiếc ô tô trong vòng một năm và đã thu hồi được khoảng 40% tổng lượng CO2 do con người tạo ra trong lịch sử.

Việc kinh doanh Giải pháp Carbon thấp cũng sẽ tận dụng kinh nghiệm của công ty trong việc sản xuất khí hydro, một nguồn năng lượng khác có thể đóng vai trò quan trọng trong những năm tới. ExxonMobil đã lên kế hoạch đầu tư hơn 3 tỷ đô la Mỹ vào các nguồn năng lượng phát thải thấp hơn tính đến năm 2025.

Hoạt động kinh doanh mới cho thấy “ExxonMobil cam kết đáp ứng nhu cầu về nguồn năng lượng có giá cả phải chăng đồng thời giảm phát thải và quản lý rủi ro biến đổi khí hậu”, ông Darren Woods, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của ExxonMobil cho biết. “Chúng tôi có chuyên môn có thể giúp đưa công nghệ ra thị trường và tạo sự khác biệt mang nhiều ý nghĩa”.

LCS đã và đang đánh giá các kế hoạch cho nhiều khả năng lắp đặt công nghệ CCS ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm:

  • Singapore – ExxonMobil đang đánh giá tiềm năng của một trung tâm CCS để thu hồi, vận chuyển và lưu trữ CO2 do hoạt động công nghiệp tạo ra ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ý tưởng này dựa trên kế hoạch thu hồi lượng khí thải CO2 từ các cơ sở sản xuất của ExxonMobil tại Singapore.
  • Hà Lan – ExxonMobil quan tâm đến dự án Trung tâm Vận chuyển CO2 và Kho lưu trữ ngoài khơi Cảng Rotterdam với tên gọi Porthos. Dự án Porthos nhằm thu thập khí thải CO2 từ các nguồn công nghiệp và vận chuyển chúng bằng đường ống đến các mỏ khí đốt đã cạn kiệt ở ngoài khơi Biển Bắc. Dự án cũng tham gia vào nghiên cứu H-Vision nhằm sản xuất trên quy mô lớn khí hydro carbon thấp ở Rotterdam.
  • Bỉ – ExxonMobil đang tham gia vào dự án CCS với nhiều đối tác có liên quan tại Cảng Antwerp, cụm năng lượng và hóa chất tích hợp lớn nhất Châu Âu. Dự án sẽ thu thập khí thải CO2 từ các nguồn công nghiệp để lưu trữ.
  • Scotland – Thông qua liên doanh trong hệ thống SEGAL ở Đông Bắc Scotland, ExxonMobil đang tiến hành các cuộc thảo luận để hỗ trợ Acorn – dự án sẽ thu hồi CO2 từ khu liên hợp xử lý khí St. Fergus để vận chuyển và lưu trữ trong các mỏ khí ngoài khơi.
  • Qatar – ExxonMobil là đối tác trong một số liên doanh hiện có với Qatar Petroleum đang vận hành dự án CCS với công suất hàng năm là 2,1 triệu tấn tại Ras Laffan. Dự án đang nghiên cứu các biện pháp để thu hồi thêm khí CO2 ở đó.
  • Bờ Vịnh Hoa Kỳ – ExxonMobil đang đánh giá việc triển khai xây dựng trung tâm CCS quy mô lớn có thể khử carbon một cách hiệu quả ở khu vực công nghiệp nặng trong và xung quanh Kênh tàu Houston.
  • Wyoming, Hoa Kỳ – ExxonMobil đang đạt được tiến triển trong việc xin giấy phép để mở rộng các cơ sở CCS LaBarge của mình giúp thu hồi thêm 1 triệu tấn CO2 mỗi năm. Dự án hiện thu hồi khoảng 7 triệu tấn CO2 mỗi năm, nhiều nhất so với bất kỳ cơ sở công nghiệp nào trên thế giới.

Kể từ năm 2000, ExxonMobil đã chi hơn 10 tỷ đô la Mỹ để phát triển và triển khai các giải pháp năng lượng hiệu quả cao hơn và phát thải thấp hơn trong các hoạt động của mình. Công ty đang phối hợp với khoảng 80 trường đại học ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á để nghiên cứu các công nghệ năng lượng thế hệ tiếp theo.

ExxonMobil cũng đang hợp tác với nhiều đối tác trong ngành, học viện và chính phủ để giúp việc thu hồi CO2 ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ các hoạt động này, công ty cũng đang phối hợp với FuelCell Energy để thu hồi CO2 từ các nhà máy công nghiệp và với Global Thermostat về việc thu hồi CO2 trong không khí.

Lịch sử đổi mới và chuyên môn về khoa học, nghiên cứu và công nghệ của công ty mang lại cho ExxonMobil lợi thế cạnh tranh khi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới đang hướng tới một tương lai carbon thấp.

Tuyên bố cảnh báo
Tuyên bố về các sự kiện, cơ hội đầu tư hoặc điều kiện trong tương lai trong văn bản này là tuyên bố hướng tới tương lai. Các kết quả thực tế trong tương lai, bao gồm kế hoạch và thời gian của dự án, việc giảm lượng khí thải và cường độ phát thải trong tương lai, kết quả thu giữ carbon và tác động của các nỗ lực vận hành và công nghệ có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng thực hiện các mục tiêu hoạt động một cách kịp thời và thành công; chính sách quốc gia, khu vực và địa phương; những thay đổi trong luật và quy định bao gồm các luật và quy định liên quan đến phát thải khí nhà kính và chi phí carbon; các mô hình thương mại, sự phát triển và thực thi các nhiệm vụ địa phương, quốc gia và khu vực; những khó khăn về kỹ thuật hoặc vận hành không lường trước được; kết quả của những nỗ lực nghiên cứu và phát triển công nghệ trong tương lai, bao gồm khả năng mở rộng quy mô các dự án và công nghệ trên cơ sở cạnh tranh thương mại; thay đổi cung cầu và các yếu tố thị trường khác ảnh hưởng đến giá dầu, khí đốt và các sản phẩm hóa dầu trong tương lai; những thay đổi trong hỗn hợp năng lượng tương đối giữa các hoạt động và địa lý; hành động của các đối thủ cạnh tranh; thay đổi về tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu và sở thích của người tiêu dùng; tốc độ phục hồi khu vực và toàn cầu sau đại dịch COVID-19 và hành động do các chính phủ và người tiêu dùng thực hiện do đại dịch gây ra; thay đổi về gia tăng dân số, phát triển kinh tế hoặc mô hình di cư; và các yếu tố khác được thảo luận trong bản phát hành này và trong Mục 1A. “Các yếu tố rủi ro” trong Báo cáo thường niên của ExxonMobil về Biểu mẫu 10-K cho năm 2019 và các Báo cáo hàng quý tiếp theo về Biểu mẫu 10-Q, cũng như trong tiêu đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai” trên mục Nhà đầu tư trong trang web của ExxonMobil tại www.exxonmobil.com.
Nguồn:
* Viện CCS toàn cầu. Dữ liệu được cập nhật vào tháng 4 năm 2020 và dựa trên khối lượng thu giữ carbon dioxide tích lũy do con người gây ra. Lượng khí CO2 do con người tạo ra, cho mục đích của tính toán này, có nghĩa là CO2 mà không có sự thu hồi và lưu giữ carbon sẽ được thải vào khí quyển, bao gồm, nhưng không giới hạn ở: CO2 từ các mỏ khí; CO2 thải ra trong quá trình sản xuất và CO2 thải ra trong quá trình đốt cháy không bao gồm CO2 tự nhiên được sản xuất chỉ để tăng cường thu hồi dầu.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like

Khám phá Thêm

EXXONMOBIL ĐANG CẮT GIẢM KHÍ NHÀ KÍNH NHƯ THẾ NÀO: KẾ HOẠCH CẮT GIẢM PHÁT THẢI TÍNH TỚI 2025