Nhà máy  khí thiên nhiên hóa lỏng Papua New Guinea (PNG LNG) bắt đầu xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng(LNG) cách đây hơn ba năm và đã đưa quốc đảo này lên bản đồ năng lượng của thế giới. Với người dân địa phương, thành quả này đã mang lại việc làm và cơ hội.

Hiện, có khoảng 2.500 nhân viên làm việc tại nhà máy PNG LNG, trong đó có hơn 80% là người Papua New Guinea. Công việc rất đa dạng bao gồm các vị trí kỹ thuật có tay nghề cao để vận hành, bảo trì máy móc và thiết bị công nghiệp phức tạp được lắp đặt khắp các cơ sở.

Một khía cạnh quan trọng trong việc thúc đẩy số lượng việc làm tại quốc gia này chính là sự tập trung vào công tác đào tạo, bao gồm một chương trình thực tập sinh vận hành và bảo trì chuyên sâu dành cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông gần đây. Chương trình này mang lại cho giới trẻ Papua New Guinea những phương pháp kỹ thuật và kinh nghiệm thực hành – cùng sự tự tin – để xử lý các thiết bị có độ tinh vi cao.

Chỉ trong vài năm, hơn 200 thanh niên Papua New Guinea – 25% là phụ nữ – đã tham gia vào chương trình, trong đó có Michelle Samai, sinh viên mới tốt nghiệp, lớn lên ở tỉnh đảo East New Britain.

Samai chia sẻ: “Tôi thường đọc tin về PNG LNG trên báo, nhưng không bao giờ tôi dám nghĩ rằng mình sẽ được làm việc tại đó”.

Samai bắt đầu làm việc cho PNG LNG vào năm 2015 theo diện thực tập sinh mùa thứ ba. Cô đã chính thức được tuyển dụng vào vị trí chuyên viên bảo trì sau khi hoàn thành khóa thực tập một năm của mình.

Cô và các thành viên trong nhóm đang phụ trách xử lý các nhiệm vụ lớn và các thiết bị lớn. Nhiệm vụ bao gồm việc bảo trì các tuabin cấp năng lượng cho 10 máy nén khí công suất 30 megawatt, kích cỡ bằng cả ngôi nhà, được sử dụng để làm mát và hóa lỏng khí thiên nhiên được dẫn vào bồn chứa trước khi được vận chuyển ra khơi.

John Hayes, một điều phối viên phụ trách bảo trì tại nhà máy LNG chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên loại công việc bảo trì này diễn ra tại nhà máy có sự tham gia của nhân viên chúng tôi – và các nhân viên từ Papua New Guinea”.

Các máy nén mới đây đã đạt mốc 25.000 giờ chạy và đã đến hạn phải thay thế động cơ. Quy trình tỉ mỉ này có sự tham gia của nhiều kỹ thuật viên lành nghề từ cả ExxonMobil và GE – công ty sản xuất tuabin.

Hayes cho hay: “Trước vòng bảo dưỡng gần nhất này, chúng tôi thường phải chuyển các máy nén khí đến cơ sở của GE ở nước ngoài và quá trình đó rất tốn thời gian”.

Samai chia sẻ, cô thích là một thành viên trong nhóm phụ trách cả các dự án lớn và nhỏ. Cô nói: “Hôm nay chúng tôi có thể đang tra dầu nhờn và thay bu lông cho đường ống, và hôm sau chúng tôi đã đang bảo trì cả một máy nén cỡ lớn”.

Ngoài thành tích kỹ thuật liên quan đến việc bảo trì các thiết bị phức tạp như vậy, việc hoạt động bảo trì này diễn ra ngay tại nhà máy PNG LNG cho thấy Papua New Guinea đang nổi lên trong vai trò đất nước xuất khẩu năng lượng. Số liệu nói lên tất cả. Năm ngoái, công ty đã xuất khẩu 7,9 triệu tấn LNG, trong khi năm 2017, sản lượng đã vượt gần 20% mức thiết kế xử lý ban đầu của nhà máy.

Việc xuất khẩu LNG của PNG LNG đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Papua New Guinea. Nhưng quan trọng không kém là những việc làm mà nhà máy đã tạo ra cũng như các cơ hội lâu dài mà dự án đang mang lại cho đất nước.

Tiêu đề: Kỹ thuật viên PNG LNG Michelle Samai làm việc với máy nén khí lạnh công suất 30 megawatt. PNG LNG có 10 tuabin như thế này trên khắp các cơ sở của PNG LNG, giúp làm mát và hóa lỏng khí thiên nhiên.

Tags

  • icon/text-size
You May Also Like